Người giàu Pháp có thể tính di cư vì bất ổn chính trị trong nước

0
580
Tuần hành ở Paris vào ngày bầu cử 7/7 (Ảnh: Reuters).

Bế tắc ở quốc hội Pháp và tình hình bầu cử đang khiến một số cư dân giàu có bậc nhất nước này lo lắng về tình trạng bất ổn chính trị và tài chính, trong đó có những người tính di cư ra nước ngoài.

Tuần hành ở Paris vào ngày bầu cử 7/7 (Ảnh: Reuters).

Các đảng chính trị lớn tại Pháp đang nỗ lực giành quyền kiểm soát quốc hội và thành lập một chính phủ mới.

Việc một số đề xuất tăng thuế được đưa ra trong các chiến dịch tranh cử nhằm chi trả cho các chương trình chi tiêu tốn kém của chính phủ có thể sớm trở thành luật đã khiến một bộ phận người giàu có ở Pháp cân nhắc các lựa chọn để tự bảo vệ mình.

Ông Emmanuel Angelier, chủ tịch và đồng sáng lập công ty quản lý tài sản La Financiere d’Orion, cho biết: “Những người có thể rời đi sẽ rời đi nếu các chính sách cực đoan được áp dụng. Nói cách khác, Pháp sẽ không còn hấp dẫn người nước ngoài nữa và người giàu sẽ ra đi”.

Ông Angelier là một trong nhiều cố vấn đã nhận được các cuộc gọi từ những khách hàng đang hoang mang. Trong đó, một số khách hàng đã gửi tiền ra nước ngoài và bắt đầu tính toán phương án di cư sang nước ngoài.

Họ cho biết, mặc dù kết quả bầu cử không rõ ràng là một sự xoa dịu vì các đảng cực đoan ở cánh hữu và cánh tả không giành được quyền lực hoàn toàn, song tình hình này là lời cảnh tỉnh về những biến động tiềm ẩn trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2027.

Bà Xenia Legendre, đối tác quản lý của công ty luật Hogan Lovells có trụ sở tại Paris, cho biết: “Chúng tôi thấy xuất hiện những khách hàng mới như giám đốc điều hành. Họ tìm tới chúng tôi để hỏi họ có thể làm gì để tự bảo vệ mình. Sau Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu), một lượng lớn chủ ngân hàng đổ về Pháp, nhưng những người có thu nhập cao này sẽ rời đi vì họ không muốn đóng thêm thuế”.

Sự bế tắc của quốc hội Pháp và chiến thắng của Công đảng ở Anh đã làm tăng khả năng tăng thuế đối với những người có thu nhập cao nhất ở cả hai nước này.

Tân Thủ tướng Anh Keir Starmer cam kết loại bỏ một số quy định giảm thuế thừa kế nhất định, trong khi ở Pháp, đảng National Rally cực hữu của bà Marine Le Pen và liên minh cánh tả New Popular Front đã nhắm thẳng vào các tỷ phú trong chiến dịch tranh cử vừa qua.

Các nhà lập pháp mới có thể không chỉ hủy bỏ các chính sách vốn được coi là thân thiện với giới giàu có, mà còn có thể đẩy mạnh các chính sách tăng thuế tài sản ở quy mô rộng hơn.

Ngoài ra, họ từng kêu gọi loại bỏ thuế cố định của Pháp và khôi phục thuế xuất cảnh, tăng thuế thu nhập lên mức cao nhất là 90% và sửa đổi các quy định về thừa kế tài sản, bao gồm cả việc giới hạn tài sản thừa kế.

Bà Legendre nói: “Một số người đang cân nhắc liệu họ có nên ở lại Pháp hay không. Hiện nay, hoạt động di cư ra nước ngoài rất phổ biến, mọi người di chuyển khắp nơi, vì vậy câu hỏi đặt ra là liệu việc di cư này có thể giúp họ tối ưu hóa tình hình tài chính của mình hay không”.

Các địa điểm di cư mà họ tính đến gồm Italy, Dubai, Singapore và Mỹ, nhưng việc di chuyển cần có thời gian và sự lựa chọn đôi khi khó khăn, tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình và nghề nghiệp của từng cá nhân.

Pháp là quê hương của một số người thuộc nhóm giàu nhất thế giới, bao gồm ông chủ LVMH Bernard Arnault và người thừa kế hãng mỹ phẩm L’Oreal Francoise Bettencourt Meyers. Theo Báo cáo Tài sản Toàn cầu năm 2024 của UBS công bố ngày 10/7, số lượng triệu phú ở nước này dự kiến tăng 16% trong 5 năm tới.

Theo Bloomberg

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here