Cách phân biệt 3 loại hàng Nhật nội địa có thể bạn chưa biết – Phần 1
Cơn sốt hàng Nhật vốn chưa bao giờ hạ nhiệt nay lại càng trở nên nóng và được săn đón nhiều hơn trước. Hàng Nhật có 3 loại chính:
1. Nhật nội địa (sản xuất và phân phối tại NỘI ĐỊA NHẬT)
- Hàng bán trong tiệm thuốc, quầy mỹ phẩm Nhật (giá cao nhất nhưng chất lượng đảm bảo)
- Hàng shop chính hãng trên các trang thương mại điện tử.
- Hàng shop “Trung Quốc”, shop giảm giá, hàng thanh lý hoặc đổ đống (đa phần là hàng trưng bày, hàng lỗi, hàng hỏng)
2. Nhật xuất khẩu (tùy vào quốc gia được xuất sang mà chất lượng cũng như giá thành sẽ khác với hàng nội địa)
3. Nhật giả
- Nhật Giả gia công ở Trung (60-70% chất lượng)
- Nhật Giả gia công ở Việt Nam (???)
Ở phần 1 này chúng tôi xin phép bàn về Hàng Nhật Nội Địa, nhưng lại giá rẻ. Như đã nói ở trên, hàng Nhật nội địa giá rẻ có thể rơi vào 2 trường hợp:
Hàng mua trên Web Nhật: Amazon, Rakuten, Kakaku, Yahoo…: Những trang web này, ngoài các shop online của chính hãng, những sản phẩm được trang verified (vd tick của Amazon), thì trang vẫn cho phép tiểu thương tự đăng và bán sản phẩm, nên việc có hàng giá rẻ là chuyện bình thường. Chính các shop này còn ghi chú “chúng tôi không đảm bảo chất lượng các sản phẩm được bán, các bạn nên chú ý.” Đây là lý do cho “hàng Nhật nội địa, nhưng lại giá rẻ”, và khách đặc biệt là khách mua lại từ ai đó đem từ Nhật về, sẽ khó lòng tự kiểm chứng được xuất xứ của sản phẩm đó.
Hàng mua ở các khu chợ, khu mua sắm, đổ đống, …: Đối với dân buôn mỹ phẩm số lượng lớn về Việt Nam, có lẽ không còn lạ gì hình ảnh chồng sản phẩm đổ đống khi dạo quanh các khu mua sắm ở Tokyo, Osaka, Nagoya… Trong những khu mua sắm này đa phần là những shop “Trung Quốc” bán hàng Nhật, từ giày dép, quần áo, mỹ phẩm cho tới thuốc thang. Giá cả của những món hàng này cực rẻ, thường rơi vào khoảng 1/3 thậm chí 1/5 so với giá gốc của công ty phân phối. Ví dụ điển hình dưới đây 1 loại thuốc về xương khớp có giá 4,500 yên (900.000 VND) được bán với giá 7,500 yên (1.500.000 VND) thấy có vẻ cao hơn nhưng nhìn kỹ lại thì là 1,5 triệu cho 5 hộp. Chất lượng ở những cửa hàng này thì quả thật không ai có thể xác nhận được. Vì vậy, cho dù là hàng Nhật “nội địa”, mua tại Nhật, nhưng vẫn đâu đó rất nhiều khả năng rằng sản phẩm chúng ta đang cầm trong tay lại có thể là hàng thứ cấp loại 2,3 nào đó.
Tất nhiên, ở đây chúng tôi không cổ súy cho việc cứ giá cao là bảo chứng cho chất lượng sản phẩm (vd có những hãng hoặc nhà phân phối thường có những chương trình khuyến mại, giảm giá ưu đãi vào những dịp đặc biệt), hay cứ những cửa hàng nhỏ hoặc có chủ là người Trung Quốc thì sản phẩm bán ra sẽ là sản phẩm không tốt. Cái đáng nói đó là hiểu biết để tinh tế khi mua hàng có độ tin cậy về nguồn gốc, chất lượng của sản phẩm.
Mời các bạn đón đọc kỳ sau: “ Hàng rõ là Nhật nhưng không bán ở Nhật”
Nguồn: TAIHEN Đời Sống